6 cách bấm huyệt chữa đau đầu đơn giản tại nhà bạn nên thử ngay

Bấm huyệt đúng cách có thể giúp xoa dịu căng thẳng, giảm các cơn đau đầu mà không cần lạm dụng thuốc giảm đau. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách bấm huyệt chữa đau đầu đơn giản và hiệu quả, giúp bạn nhanh chóng thoải mái và dễ chịu. Hãy cùng tham khảo để áp dụng khi cần thiết!

1. Bấm huyệt trị đau đầu có hiệu quả không?

Theo Y học cổ truyền, đau đầu có thể là do tạp nhiệt, rối loạn trương huyết hoặc khí huyết tắc. Do đó, phương pháp bấm huyệt chữa đau đầu là dùng lực lên các điểm huyệt nhằm kích thích dây thần kinh, tạo ra tín hiệu và cải thiện tuần hoàn máu trong cơ thể. Điều này, có thể giúp cải thiện tình trạng đau đầu và tạo cảm giác thư giãn, thoải mái cho người bệnh.

Tuy nhiên, cho đến ngày nay, các công trình nghiên cứu khoa học về hiệu quả của phương pháp bấm huyệt chữa đau đầu còn hạn chế. Trong các nghiên cứu đã thực hiện, hầu hết chỉ sử dụng cỡ mẫu nhỏ, thiếu các biện pháp kiểm soát đầy đủ và không có độ chính xác cao.

2. Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa đau đầu hiệu quả cao

Một số cách bấm huyệt phổ biến bạn có thể áp dụng để làm giảm các cơn đau đầu

Bấm huyệt Hợp Cốc chữa đau đầu

Huyệt Hợp Cốc nằm trên bàn tay, vị trí giữa ngón trỏ và ngón cái. Chúng ta có thể tự xác định vị trí của huyệt đạo này bằng cách đặt nếp gấp giữa đốt 1 và đốt 2 của ngón tay cái bên kia và hốc bàn tay bên này, đầu ngón tay tới đâu chính là huyệt Hợp Cốc.

Y học cổ truyền cho rằng, huyệt Hợp Cốc là huyệt chính của đầu, mặt, cổ. Do đó, bấm huyệt Hợp Cốc có thể làm giảm đau đầu do căng thẳng cũng như các cơn đau đầu do căng cơ. Ngoài ra, bấm huyệt này còn có thể trị mất ngủ, cảm mạo, sốt cao, ù tai đổ mồ hôi trộm, liệt dây thần kinh số 7….

Cách thực hiện

  • Sau khi xác định được vị trí huyệt Hợp Cốc, bạn ấn vào huyệt này bằng ngón trỏ và ngón cái của bàn tay còn lại trong vòng 10 giây, chỉ ấn vừa phải, không ấn quá mạnh.
  • Dùng ngón cái xoa nhẹ nhàng trên huyệt, theo chiều kim đồng hồ trong vòng 10 giây.
  • Lặp lại quá trình này trên huyệt Hợp Cốc của bàn tay còn lại.
bấm huyệt Hợp Cốc có thể làm giảm đau đầu do căng thẳng cũng như các cơn đau đầu do căng cơ
Bấm huyệt Hợp Cốc có thể làm giảm đau đầu do căng thẳng cũng như các cơn đau đầu do căng cơ

Bấm huyệt Toàn Trúc chữa đau đầu

Bạn có thể tham khảo cách bấm huyệt chữa đau đầu với huyệt Toàn Trúc. Huyệt Toàn Trúc nằm ở hai điểm đối xứng trên đầu mũi, dưới nếp của lông mày. Bấm huyệt Toàn Trúc giúp giảm cơn đau đầu do áp lực, viêm xoang hoặc mỏi mắt do mắt phải điều tiết liên tục. Do đó, bấm huyệt này được áp dụng để cải thiện một số bệnh về mắt, viêm xoang, trị đau đầu, liệt dây thần kinh số 7…

Cách thực hiện

  • Dùng 2 ngón tay trỏ ấn vào 2 vị trí huyệt cùng lúc và giữ trong 10 giây.
  • Thả lỏng và lặp lại động tác trên nhiều lần. Mỗi lần bấm huyệt khoảng 15-20 phút và nên thực hiện 2-3 lần/ngày.

Bấm huyệt Thiên Trụ trị đau đầu

Đau đầu ấn huyệt nào? đừng bỏ qua huyệt Thiên Trụ. Huyệt Thiên Trụ nằm ở đáy hộp sọ, ở sau gáy và nằm song song hai bên cơ cổ dọc. Bấm huyệt Thiên trụ có thể giúp giảm đau đầu do căng thẳng, mỏi cổ, vai gáy và hỗ trợ điều trị đau mắt, đau tai, giảm nghẹt mũi.

Cách thực hiện:

  • Dùng 2 ngón trỏ ấn mạnh vào 2 huyệt Thiên Trụ cùng lúc. Bạn cũng có thể dùng ngón trỏ và ngón giữa để ấn mạnh hơn.
  • Ấn mạnh lên cả hai huyệt đạo này và giữ trong vòng 10 giây, sau đó thả lỏng, thư giãn và lặp lại động tác này từ đầu.
  • Bạn có thể áp dụng phương pháp bấm huyệt Thiên Trụ 2-3 lần/ngày.

Bấm huyệt Ấn Đường

Tham khảo cách bấm huyệt chữa đau đầu với huyệt Ấn Đường. Huyệt Ấn Đường ở vị trí giữa hai lông mày, nơi giao nhau giữa sống mũi và trán. Bấm huyệt này giúp giảm mỏi mắt, giảm áp lực từ các xoang, nhờ đó giảm đau đầu. Ngoài ra, bấm huyệt Ấn Đường còn giúp giảm sốt cao, chảy máu cam, viêm xoang.

Cách thực hiện

  • Dùng ngón trỏ hoặc ngón cái ấn vào và xoa bóp nhẹ nhàng vào huyệt Ấn Đường trong 1 phút.
  • Thư giãn và lặp lại nhiều lần cho đến khi giảm đau đầu. Bạn có thể thực hiện bấm huyệt này 2-3 lần/ngày và mỗi lần 15-20 phút.

Bấm huyệt Kiên Tỉnh

Huyệt Kiên Tỉnh nằm ở trên đường mép vai, giữa bờ vai, trên đường nối từ cổ ra. Bấm huyệt này có thể giúp giảm cảm giác căng cứng ở cổ và vai, giảm đau đầu. Ngoài ra, bấm huyệt Kiên Tỉnh còn có thể cải thiện các cơn co thắt ở cơ thang, cổ, vai. Cách bấm huyệt chữa đau đầu này được nhiều người áp dụng.

Cách thực hiện:

  • Dùng lực ngón cái hoặc ngón giữa, xoay tròn vào huyện này trong vòng 1 phút.
  • Làm tương tự với vai còn lại.
  • Lặp lại nhiều lần cho đến khi giảm đau đầu. Bạn có thể bấm huyệt này chữa đau đầu ngày 2-3 lần và mỗi lần 15 – 20 phút.
Cách bấm huyệt chữa đau đầu này được nhiều người áp dụng
Cách bấm huyệt chữa đau đầu này được nhiều người áp dụng

Bấm huyệt Thái Xung

Huyệt Thái Xung nằm trên mu bàn chân, chỗ hõm từ khe giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai. Bấm huyệt này giúp giảm đau đầu ở phía trước và trên đỉnh đầu. Bên cạnh đó, bấm huyệt Thái Xung còn giúp giảm mờ mắt, đỏ mắt, kích ứng mặt, hạ huyết áp.

Cách thực hiện:

  • Dùng lực ngón tay cái ấn vào huyệt này, giữ trong vòng 4 phút cho đến khi thấy huyệt này đau nhẹ thì dừng, day nhẹ 30 giây và tiếp tục ấn lại.
  • Lặp lại động tác này 3-4 lần.

3. Những lưu ý khi bấm huyệt chữa đau đầu

Cách bấm huyệt chữa đau đầu là phương pháp khá an toàn và có hiệu quả với một số đối tượng. Tuy nhiên, trong quá trình bấm huyệt, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nếu không xác định chính xác vị trí các huyệt đạo, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia Đông y để được hướng dẫn cách làm.
  • Nên kiên trì thực hiện cách bấm huyệt chữa đau đầu đều đặn 1-2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả cải thiện tình trạng đau đầu.
  • Khi ấn huyệt phải thao tác nhẹ nhàng, lực từ nhẹ đến mạnh và ngược lại để tránh làm tổn thương các mô cơ.
  • Một số huyệt đạo có thể gây chuyển dạ cho sản phụ, do đó phụ nữ mang thai không được sử dụng phương pháp này.

Bấm huyệt chữa đau đầu khá an toàn, tuy nhiên bạn phải xác định đúng huyệt đạo và thực hiện đúng cách. Bên cạnh đó, giảm đau đầu hiệu quả và tăng cường sức khỏe cho não bộ, bạn nên chủ động xây dựng lối sống, dinh dưỡng khoa học.