Đau đầu căng cơ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau đầu căng cơ là một dạng đau đầu rất thường gặp, ảnh hưởng đến khoảng 40% thanh thiếu niên và người trưởng thành. Vậy đau đầu căng cơ là gì, triệu chứng của nó gồm những gì, và phương pháp chẩn đoán, điều trị ra sao để giảm thiểu tác động đến công việc và cuộc sống hàng ngày? Tất cả những câu hỏi này sẽ được làm rõ ngay sau đây!

Đau đầu căng cơ (còn gọi là đau đầu dạng căng thẳng) là loại đau đầu phổ biến, xảy ra ở nhiều đối tượng với nhiều mức độ từ nhẹ – trung bình – dữ dội sau mắt, xung quanh đầu và cổ của bạn. Hầu hết những người bị đau đầu căng cơ đều từng trải qua cảm giác của đau đầu cụm.

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, cứ 3 người lớn ở Mỹ thì có đến 2 người bị đau đầu căng cơ với các triệu chứng phổ biến là:

  • Cơn đau xuất hiện từ hai bên đầu, đau âm ỉ, mức độ tăng dần

  • Cảm giác như có áp lực thắt chặt quanh đầu

  • Căng nhức các cơ ở vai và cổ

Không giống như bệnh đau nửa đầu, triệu chứng đau đầu căng cơ thường không liên quan đến rối loạn thị giác, chóng mặt hoặc buồn nôn. Đau đầu căng cơ hầu như không ảnh hưởng lên hoạt động thể chất và chức năng, cũng không kèm nhạy cảm sáng hoặc âm thanh.

Đau đầu căng cơ hầu như không ảnh hưởng lên hoạt động thể chất và chức năng
Đau đầu căng cơ hầu như không ảnh hưởng lên hoạt động thể chất và chức năng

Nguyên nhân chính xác gây ra đau đầu do căng cơ vẫn chưa được xác định cụ thể, nhưng có một số yếu tố trung tâm và ngoại vi được cho là có ảnh hưởng đến tình trạng này, chẳng hạn như:

  • Đau đầu căng cơ gây ra bởi các cơn co thắt cơ ở vùng đầu và cổ.

  • Căng thẳng mắt khi nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử trong một thời gian dài hoặc sau khi lái xe trong thời gian dài.

  • Thời tiết lạnh quá mức cũng có thể gây đau đầu căng thẳng.

  • Người ở trạng thái lo lắng, mệt mỏi hoặc căng thẳng kéo dài.

  • Uống không đủ nước hoặc cơ thể bị mất nước.

  • Người đang cai nghiện: thuốc lá, caffeine hoặc rượu bia.

  • Thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều, dễ khiến đau đầu sau khi ngủ dậy.

  • Ăn uống thiếu chất hoặc bỏ bữa. Đặc biệt là ăn nhiều thực phẩm chất kích hoạt cơn đau đầu như histamin, monosodium glutamate…

  • Căng thẳng liên quan đến gia đình, công việc hoặc những thách thức trong cuộc sống, chẳng hạn như bắt đầu hoặc mất việc hoặc phải thực hiện quá nhiều cam kết.

  • Một số nguyên nhân bệnh lý khác như viêm xoang, rối loạn lưỡng cực…

Nhiều ý kiến cho rằng, người đã từng bị đau đầu căng cơ trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố nguy cơ. Vì vậy, khi có cảm giác nhức đầu bất thường, bạn cần thăm khám hoặc có giải pháp can thiệp kịp thời.

Căn bệnh mạn tính này không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dù vậy, bệnh đau đầu căng cơ cũng ảnh hưởng đến đời sống thể chất và tinh thần của người bệnh khi mắc phải, lâu dài có thể phát sinh thêm nhiều bệnh lý liên quan như tổn thương thần kinh, rối loạn giấc ngủ… Mặt khác, những ai trên 50 tuổi bị đau đầu mới khởi phát hoặc gia tăng nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và đánh giá chính xác hơn.

Để việc chẩn đoán chính xác, bạn cần mô tả tỉ mỉ tình trạng cơn đau và từ đó, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây nhức đầu căng cơ dựa trên các đặc tính sau:

  • Vị trí đau: Bạn cảm thấy ở vị trí nào: trên đỉnh đầu, một bên đầu, hai bên thái dương, trên trán hay phía sau mắt?

  • Triệu chứng, mô tả cơn đau: Cảm giác đau của bạn có theo nhịp đập không? Cơn đau diễn ra liên tục hay đứt đoạn?

  • Cơn đau có lan tỏa đến các nơi khác không?

  • Đặc trưng các triệu chứng liên quan đến cơn đau: có liên quan nhạy cảm sáng hay tiếng ồn, nhịn ăn, stress, kinh nguyệt, gió lạnh,…

  • Thời gian và tần suất diễn ra cơn đau đầu.

  • Cường độ đau: Bạn có thể hoạt động được khi bị nhức đầu không? Các cơn đau đầu có làm bạn thức giấc giữa đêm hay không?

  • Thuốc giảm đau không kê đơn có giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn không? Hoặc thuốc đã dùng trước đây đã không thấy hiệu quả mong đợi.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán bệnh thông qua:

  • Hình ảnh não: Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) não có thể phát hiện những thay đổi gây ra đau đầu như khối u, chảy máu hoặc viêm.

  • Xét nghiệm máu: Các bệnh nội khoa nặng như nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng máu) cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như đau đầu căng cơ. Việc thực hiện các xét nghiệm máu như công thức máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm điện giải đồ hoặc xét nghiệm chức năng gan có thể giúp xác định vấn đề tiềm ẩn khác.

  • Chọc dò tủy sống (LP): LP thường được gọi là vòi cột sống, là một thủ thuật chẩn đoán liên quan đến việc thu thập chất lỏng tủy sống bằng một cây kim được đặt ở lưng dưới. Xét nghiệm này được sử dụng khi có khả năng bị nhiễm trùng hoặc viêm trong hoặc gần não.

  • Nghiên cứu về giấc ngủ: Đây là một thử nghiệm mới trong y khoa, không xâm lấn và thường được thực hiện qua đêm trong khi bạn ngủ. Biện pháp này giúp xác định mối tương quan giữa rối loạn giấc ngủ với chứng đau đầu căng cơ. Chất lượng và thời gian ngủ kém có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu.

Đau đầu căng cơ thường được giải quyết bằng các biện pháp khắc phục đơn giản tại nhà
Đau đầu căng cơ thường được giải quyết bằng các biện pháp khắc phục đơn giản tại nhà

Đau đầu căng cơ thường được giải quyết bằng các biện pháp khắc phục đơn giản tại nhà hoặc bằng thuốc không kê đơn.

Điều trị đau đầu căng cơ bằng thuốc

Có 2 loại thuốc được dùng trong điều trị đau đầu căng cơ: thuốc điều trị và thuốc ngăn ngừa đau đầu.

Thuốc điều trị đau đầu căng cơ bao gồm thuốc không kê đơn và kê đơn, như là:

  • Thuốc giảm đau không cần kê toa bao gồm các loại thuốc aspirin, ibuprofen, naproxen sodium…

  • Dùng thuốc phối hợp: aspirin và acetaminophen có thể dùng đơn lẻ, đôi khi được kết hợp với caffeine hoặc thuốc an thần.

  • Triptan: Đối với những người trải qua cả chứng đau nửa đầu và đau đầu kiểu căng thẳng từng cơn, triptan có thể làm giảm đau cả hai cơn đau đầu một cách hiệu quả.

Thuốc phòng ngừa đau đầu căng cơ

Sau khi chẩn đoán được tình trạng đau đầu căng cơ của bệnh nhân, bác sĩ có thể kê đơn thuốc đau đầu giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn đau. Đặc biệt nếu bạn bị đau đầu thường xuyên, đau đầu căng cơ mạn tính không thuyên giảm bằng thuốc giảm đau và các liệu pháp khác thì cũng cần dùng thuốc phòng ngừa cơn đau đầu tái diễn nhiều lần.

Thuốc dự phòng có thể bao gồm:

  • Nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng: amitriptyline và nortriptyline. Đây là những loại thuốc được sử dụng phổ biến để ngăn ngừa đau đầu căng cơ. Tác dụng phụ của những loại thuốc này là táo bón, buồn ngủ và khô miệng.

  • Thuốc chống trầm cảm khác được cho phép sử dụng là venlafaxine (Effexor XR) và mirtazapine (Remeron).

  • Thuốc chống co giật và thuốc giãn cơ như: gabapentin và topiramate…

Thuốc phòng ngừa có thể cần vài tuần hoặc lâu hơn để thuốc phát huy tác dụng và có hiệu lực. Khi sử dụng các nhóm thuốc này, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ, không tự ý sử dụng quá liều có thể dẫn đến tình trạng đau đầu do lạm dụng thuốc và nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Thay đổi lối sống thói quen

Chứng đau đầu căng cơ có thể phòng ngừa tốt hơn bằng việc thay đổi lối sống khoa học và lành mạnh mỗi ngày:

  • Tránh căng thẳng/ stress quá lâu: Căng thẳng và stress khiến cơ thể sản sinh ra vô số gốc tự do tấn công vào các cơ quan trên cơ thể, đặc biệt là tế bào thần kinh. Tế bào thần kinh suy yếu khiến có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần, bao gồm đau đầu căng cơ. Vì vậy, kiểm soát căng thẳng, thư giãn ngay khi stress bằng việc rời bàn làm việc tạm thời, đi bộ, nghe nhạc, trò chuyện với bạn bè… sẽ giúp thư giãn và làm mới tinh thần.

  • Duy trì vận động: Vận động thường xuyên giúp tăng cường lưu thông máu lên não, có thể ngăn ngừa chứng đau đầu căng cơ tái phát. Một số bài tập được khuyến cáo như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội…

  • Bổ sung dinh dưỡng qua bữa ăn hàng ngày: Ăn đủ các nhóm chất như đạm, bột đường, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất để giữ được một cơ thể khỏe mạnh. Đồng thời, bạn cũng cần hạn chế rượu bia, bỏ thuốc lá và các chất kích thích khác vì chúng gây tổn hại rất nhiều đến thần kinh và mạch máu.

  • Điều chỉnh tư thế khi làm việc: Ngồi đúng tư thế, giữ cho cột sống, cổ thẳng đứng, thả lỏng hai vai sẽ giúp giảm áp lực tại vai – gáy, từ đó đau đầu do căng cơ cũng giảm đáng kể. Thỉnh thoảng, bạn nên đứng dậy đi lại, xoa bóp hoặc vận động nhẹ nhàng giúp máu lưu thông tốt hơn, tránh được cơn đau đầu do thiếu máu não.

  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ sâu, ngủ đủ từ 7 – 8 giờ mỗi đêm là “chìa khóa” của cơ thể khỏe mạnh. Nếu chẳng may bị đau đầu căng cơ mạn tính, bạn cần cố gắng đi ngủ đúng giờ và thức dậy đúng giờ để duy trì giấc ngủ khoa học, giúp phòng ngừa sự tái phát của căn bệnh này.

Ngay cả khi bạn có bị đau đầu căng cơ hay các bệnh lý đau đầu khác, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo giúp giảm đau tại nhà như sau:

Nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh và thư giãn

Khi bị đau, không gian tĩnh lặng và không có ánh sáng hoặc ánh sáng ít có thể làm dịu bớt cơn đau đầu. Để đối phó với cơn đau đầu căng thẳng, bạn cần:

  • Tìm nơi nào đó có thể ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi.

  • Nhắm mắt để “tắt” ánh sáng kết hợp với thả lỏng cả cơ thể, đặc biệt là lưng, cổ và vai.

  • Ngưng sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính…

  • Xoa nóng hai lòng bàn tay với nhau rồi áp lên mắt để giúp mắt thư giãn tốt hơn.

  • Massage nhẹ nhàng hai bên thái dương, vỗ nhẹ trán cũng giúp xua đi phần nào cảm giác nhức đầu căng cơ.

Khi bị đau, không gian tĩnh lặng và không có ánh sáng hoặc ánh sáng ít có thể làm dịu bớt cơn đau đầu
Khi bị đau, không gian tĩnh lặng và không có ánh sáng hoặc ánh sáng ít có thể làm dịu bớt cơn đau đầu

Tập hít thở sâu

Tác dụng của việc hít thở sâu là giúp cơ bắp được thư giãn, cải thiện sự tập trung, kích thích cơ thể giải phóng endorphin (giúp cải thiện phản ứng căng thẳng và có thể làm giảm đau đầu căng cơ. Bạn có thể học hít thở sâu theo cách sau:

  • Chọn không gian yên tĩnh, chắc chắn bạn không bị quấy rầy để có thể tập trung nếu ngồi hãy giữ cho lưng thẳng, tựa lưng vào thoải mái.

  • Hít thở đều đặn: Hít vào bằng mũi thật chậm, giữ lại 5s ở bụng, sau đó thở ra từ từ bằng miệng. Bạn có thể cảm nhận được bụng to ra khi hít vào và xẹp xuống khi thở ra.

  • Lặp lại nhiều lần cho đến khi bạn cảm thấy quen, nhịp điệu êm dịu.

  • Nên giữ trạng thái thư giãn này trong khoảng 10 phút hoặc cho đến khi cơ thể dịu lại, bớt căng thẳng.

Đắp gạc nóng hoặc lạnh lên trán

Nước đá được xem là một loại thuốc giảm đau kinh điển, còn nhiệt độ nóng có khả năng làm giảm căng thẳng. Bạn có thể chọn chườm nóng hoặc lạnh để làm giảm cơn đau đầu tại nhà cho phù hợp.

Cách làm:

  • Chườm lạnh: Chuẩn bị miếng gạc cho vào ngăn mát tủ lạnh, chờ đủ lạnh và lấy chườm lên đỉnh đầu.

  • Chườm nóng: Dùng chiếc khăn mặt nhúng vào nước ấm, vắt ráo rồi chườm lên hai bên thái dương hoặc xoang… có thể hỗ trợ giảm căng thẳng.

Xoa dầu bạc hà lên thái dương, trán và sau hàm

Tinh dầu bạc hà từ lâu đã được sử dụng phổ biến để thư giãn tinh thần, xoa dịu và giảm đau nhức đầu, mỏi cơ… Tinh dầu bạc hà chứa menthol đáng kể, vì vậy bạn có thể sử dụng một ít tinh dầu bạc hà để giúp giảm cơn đau đầu kịch phát. Đồng thời, bạn nên kết hợp với massage để tăng cường lưu thông máu, nhằm loại trừ tình trạng đau đầu căng cơ do thiếu máu.

Bấm huyệt để xoa dịu cơn đau đầu

Bấm huyệt là một kỹ thuật buộc phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản giống như châm cứu. Cả bấm huyệt và châm cứu đều liên quan đến việc kích thích các điểm áp lực trong cơ thể. Áp lực này thúc đẩy lưu thông máu và giảm căng thẳng, có thể giúp giảm các cơn đau đầu căng cơ.

Cách thực hiện:

  • Xác định vị trí cần bấm huyệt: Dưới đáy hộp sọ có hai vị trí lõm vào trong.

  • Nhấn vào khu vực này bằng ngón tay cái của bạn.

  • Tiếp tục xoa nhẹ 2 đầu ngón tay cái để tạo áp lực.

  • Lặp lại quá trình trên từ 2-3 phút, mỗi ngày có thể duy trì từ 1-2 lần.

Đau đầu căng cơ khi kéo dài sẽ tác động tiêu cực đến cuộc sống cũng như sức khỏe hằng ngày nếu không can thiệp kịp thời. Vì vậy, mỗi người cần tránh những yếu tố làm khởi phát cơn đau đầu như stress, mất ngủ, sử dụng chất kích thích… và cần đến các cơ sở y tế nếu triệu chứng đau đầu không thuyên giảm khi sử dụng thuốc.