Khi thời tiết thay đổi thất thường với sự đột ngột chuyển từ nắng nóng sang mưa lạnh, nhiều người thường gặp phải các cơn đau đầu hoặc đau nửa đầu, từ nhẹ đến dữ dội.
Tuy nhiên, không nhiều người quan tâm tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh, cải thiện tình trạng này, dẫn đến bệnh diễn tiến nặng hơn, thậm chí có nguy cơ tiềm ẩn gây tai biến mạch máu não, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.
Vì sao bị đau đầu khi thay đổi thời tiết?
Đau đầu do thời tiết thường do nhiệt độ thay đổi đột ngột đòi hỏi hệ thống mạch máu sẽ phải có các phản xạ để thích nghi với sự thay đổi đó. Khi mạch máu co lại, tuyến thượng thận sẽ tăng tiết các chất thần kinh thể dịch (catecholamine) trong máu dẫn đến co mạch ngoại vi. Bên cạnh đó, đường trong gan sẽ được huy động tối đa để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Dưới tác động của các yếu tố căng thẳng và thời tiết, người bị đau đầu thường rơi vào chứng mất ngủ kéo dài triền miên. Bên cạnh đó, càng mất ngủ thì “nạn nhân” càng rơi vào trạng thái đau đầu, đau nửa đầu dai dẳng. Đặc biệt là những người đang làm công việc “bàn giấy”, văn phòng, những cơn đau đầu lúc dữ dội, lúc âm ỉ có thể khiến cơ thể mệt mỏi, vật vờ, choáng váng, làm mất tập trung và giảm năng suất làm việc rõ rệt.
Ngoài ra, vào mùa hè, cơ thể ra mồ hôi nhiều khiến cơ thể luôn thiếu nước, nếu không bổ sung nước kịp thời để phục vụ cho các hoạt động của cơ thể trong đó có não bộ, bạn cũng dễ bị đau đầu khi thay đổi tư thế.
Thời tiết nóng bức cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không được sẽ khiến hoạt động của trí não bị rối loạn dễ gây đau đầu, stress, nhức mỏi tay chân. Việc sử dụng các loại đồ uống ướp lạnh khi vừa đi ngoài trời nắng vào cũng là nguyên nhân làm cho bạn bị đau đầu, viêm họng, mệt mỏi.
Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Neurology thì nhiệt độ tăng cao khiến nhiều người phải cấp cứu vì đau đầu. Các nhà nghiên cứu cho rằng, với mức tăng nhiệt khoảng 5 độ C thì trong ngày hôm sau, tỉ lệ người đau đầu phải nhập viện tăng lên 7,5%. Và khi áp suất không khí giảm – hiện tượng xảy ra trước khi trời mưa, cũng liên quan đến việc gia tăng số người bị đau đầu trong 48 – 72 giờ sau đó.
Dấu hiệu không thể bỏ qua
Đau đầu khi thay đổi thời tiết sẽ có điểm chung là cơn đau có khi âm ỉ, tê buốt hoặc đau dữ dội, choáng váng, lan xuống cả hốc mắt, mũi… Những cơn đau dạng này thường xảy ra trước, trong và sau khi thời tiết khắc nghiệt (quá nóng, quá lạnh); thay đổi đột ngột (đang nắng chuyển mưa bất chợt) hoặc người bệnh từ ngoài trời nắng vào phòng máy lạnh; tắm sớm hoặc khuya; tắm nước có nhiệt độ quá chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài; đi du lịch ở vùng khí hậu khác.
Nhiều người nhạy cảm với sự thay đổi của mưa nắng đến nỗi tự ví cơ thể mình giống như “cỗ máy dự báo thời tiết”. Cứ mỗi lần “đau đầu nhức óc” là y như rằng sau đó trời mưa hoặc khí hậu thay đổi như đã chuyển mùa. Dù buổi sáng, trưa hay tối chẳng biết cơn đau ập đến lúc nào.
Cứ vào mỗi dịp thời tiết thay đổi mưa – nắng, nóng – lạnh, số lượng người đến khám chuyên khoa thần kinh vì đau đầu tăng lên rõ rệt, tuy nhiên, theo các chuyên gia, số người “cam chịu” những cơn đau nhưng chưa đến khám còn đông hơn rất nhiều. Có hai dạng đau đầu cơ bản là đau cả đầu hoặc đau nửa đầu với các triệu chứng âm ỉ, tê buốt đầu cách hồi, hoặc đau dồn dập, dữ dội, choáng váng…gây suy giảm sức khoẻ, dẫn tới nhiều phiền toái trong công việc, cuộc sống.
Bệnh lý nào “báo động” những cơn đau đầu do thời tiết ?
Liên quan đến thời tiết thay đổi bị đau đầu, các nghiên cứu gần đây cho thấy, sự nhạy cảm với thời tiết ở bệnh nhân đau đầu có liên quan chặt chẽ đến các rối loạn hoạt động não và những tổn thương nhất định ở mạch máu do đau đầu, mất ngủ, căng thẳng… hay xơ vữa động mạch.
Trong đó, đau đầu – mất ngủ là cặp đôi song hành tạo thành một vòng xoáy bệnh lý dai dẳng, và làm tăng nguy cơ đột quỵ. Dưới tác động của các yếu tố căng thẳng và thời tiết, người bị đau đầu thường rơi vào trạng thái mất ngủ kéo dài triền miên. Bên cạnh đó, càng mất ngủ thì “nạn nhân” càng rơi vào đau đầu, đau nửa đầu dai dẳng. Đặc biệt là những người đang làm công việc “bàn giấy”, văn phòng, những cơn đau đầu lúc dữ dội, lúc âm ỉ có thể khiến cơ thể mệt mỏi, vật vờ, choáng váng, làm mất tập trung và giảm năng suất làm việc rõ rệt.
Trên cơ sở nghiên cứu sinh học phân tử, các nhà khoa học chỉ ra đau đầu, mất ngủ và các tổn thương mạch máu có liên quan chặt chẽ đến yếu tố gọi là gốc tự do. Gốc tự do sản sinh liên tục do nội sinh (quá trình trao đổi chất của cơ thể) và ngoại sinh (stress, thức ăn độc hại, hóa chất…), gây ra hàng loạt các bệnh lý như đau đầu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, thoái hóa thần kinh (như Alzheimer)… và đặc biệt là đột quỵ – căn bệnh nguy hiểm đang khiến 50% trường hợp tử vong và 50% bại liệt, tổn thương não vĩnh viễn.
Theo GS.TS Nguyễn Văn Thông (Chủ tịch Hội Phòng chống Đột quỵ miền Bắc, Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh Viện nghiên cứu YDLS 108), quá trình tấn công liên tục của gốc tự do lên não sẽ “phá vỡ” hàng rào phòng vệ tự nhiên ở não, làm tổn thương các mạch máu não, tăng phản ứng viêm và hình thành mảng xơ vữa, cản trở lưu thông máu gây thiếu máu não dẫn mắc chứng đột quỵ. Vì vậy, không nên lơ là bỏ qua các cơn đau đầu khí thay đổi thời tiết vì có thể đó là “báo động đỏ” bệnh não nguy hiểm.
3 sai lầm cần tránh ngay khi bị đau đầu do thời tiết
Bên cạnh việc tìm ra giải pháp giải quyết cơn đau đầu, người bệnh cũng cần tránh các thói quen như:
– Lơ là, bỏ qua: Đau đầu do thời tiết gây khó chịu, phiền toái nhưng tâm lý chung của nhiều người là chủ quan, chưa nhận thức đúng mức độ nguy hiểm của bệnh. Nhiều người hay cố gắng chịu đựng và nghĩ cơn đau sẽ hết khi thời tiết bớt khắc nghiệt. Tuy nhiên, cơn đau sẽ tăng nặng hơn khi quay lại và tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ khó lường, đe dọa tính mạng.
– Đánh cảm (cạo gió), bấm huyệt, xoa dầu nóng, xoa bóp: Nhiều người khi bị đau đầu thường dùng đồ bạc đánh gió vùng trán, hai bên đầu hay xức dầu, uống trà nóng, xông tinh dầu… Những cách này có thể giúp người bệnh có cảm giác dễ chịu hơn nhưng chỉ là tác dụng tạm thời, không hiệu quả khi đau đầu kéo dài, đặc biệt không thể can thiệp sâu khi những mạch máu não đã bị tổn thương, không giúp cải thiện được cơn đau đầu mà nguy cơ đột quỵ còn rình rập. Tự cạo gió hoặc bấm huyệt, xoa bóp còn có nguy cơ day ấn vào chính mạch máu đang tổn thương, gây xuất huyết trong, tạo thành cục máu đông (huyết khối) gây tắc nghẽn hoặc vỡ mạch, đột quỵ.
– Lạm dụng thuốc giảm đau nhanh: Hiện nay rất dễ dàng để mua 1 loại thuốc đau đầu mà người dùng không chắc về cơ chế giảm đau và các tác dụng phụ. Trong khi đó, chỉ số ít trường hợp đau đầu được chỉ định dùng thuốc giảm đau hàng ngày. Còn lại, không nên lạm dụng thuốc giảm đau bởi sẽ gây tác dụng ngược khiến cơn đau dần trở thành đau đầu mạn tính, và cơ thể phải chịu đựng những tác dụng phụ nguy hiểm như viêm loét dạ dày, tổn thương gan thận…
Đặc biệt, các cách can thiệp “cắt cơn” tạm thời hay lạm dụng thuốc giảm đau sẽ làm lu mờ triệu chứng sớm của cơn tăng huyết áp, đột quỵ, khiến bệnh nhân “không kịp trở tay” và làm lỡ thời gian điều trị.
Đau đầu do thời tiết gây ra rất nhiếu khó chịu, phiền toái và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Chính vì thế, tìm kiếm biện pháp điều trị và phòng tránh là hết sức cần thiết.